Công Ty TN MTV Trường Thịnh Chuyên : Thiết kế -Lắp đặt- Đấu thầu-mua bán thiết bị máy cơ điện-Xây dựng công trình Hệ thống Bơm thủy lợi tại Miền Bắc Trụ sở cty: 389 đường Nguyễn Hữu Cầu, P. Ngọc Châu,TP Hải Dương Số ĐT liên hệ : 0905682084

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014


Anbert Einstein - Cuộc đời của nhà phát minh ra thuyết tương đối

Einstein - nhà vật lý tài ba người Đức gốc Do Thái, sở hữu IQ cao chót vót được mệnh danh là một trong những thiên tài hàng đầu của thế giới. Nhắc tới ông, người ta không thể không nhắc tới thuyết tương đối nổi tiếng. Thành quả và những cống hiến khoa học của ông nhiều là thế, đáng ngưỡng mộ và học tập là thế. Nhưng không phải ai cũng biết về tuổi thơ, cuộc sống và những suy nghĩ của ông. Hãy cũng tìm hiểu qua infographic dưới đây.

Giải thích trong bài:

- Thí nghiệm đầu đời Riding along a light beam: Một thí nghiệm mà ông đã cố gắng tưởng tượng trong đầu rằng mình sẽ như thế nào nếu đi dọc theo một đường ánh sáng? Nếu đuổi kịp tốc độ của ánh sáng thì liệu sóng ánh sáng có đứng yên so với con người? Nhưng phương trình nổi tiếng của Maxwell mô tả sóng điện từ lại không cho phép điều đó. Einstein biết toán học là ngôn ngữ dùng để diễn tả những điều kỳ diệu của tự nhiên. Vì vậy ông có thể hình dung rõ các phương trình được phản chiếu trong thực tế như thế nào. Và 10 năm sau đó, ông đã nung nấu với thí nghiệm trong đầu mình cho đến ngày đưa ra thuyết tương đối hẹp.
- Phát hiện ra thuyết tương đối hẹp - Which lightening struck first?: Einstein đã tưởng tượng sét đánh ở hai đầu của một con tàu đang chuyển động. Một người ở cạnh đường tàu có thể nhìn thấy tia chớp đánh ở hai đầu của đoàn tàu cùng một lúc. Nhưng ai đó ở trên con tàu lại thấy chúng có vẻ như xảy ra ở hai thời điểm khác nhau. Do con tàu đang chuyển động nhanh về phía trước nên ánh chớp đánh ở phía trước con tàu sẽ tiến đến người đó trước khi ánh chớp đánh ở phía sau con tàu. Từ đó, ông nhận ra rằng tính đồng thời liên quan đến vị trí của người quan sát. Và cũng từ đó ông nảy ra ý tưởng rằng không có cái gọi là thời gian tuyệt đối.
- Hiện tượng nguyệt thực - Ánh sáng bị bẻ cong do lực hấp dẫn: Vào tháng 5 năm 1919, một đội các nhà thiên văn học do Arthur Stanley Eddington dẫn đầu đã xác nhận rằng tiên đoán của Einstein về sự bẻ cong của tia sáng do hấp dẫn của Mặt Trời trong khi chụp các bức ảnh trong quá trình nhật thực tại Príncipe, một hòn đảo nằm phía tây châu Phi đồng thời với một đoàn thám hiểm ở Sobral, phía bắc Brasil. Từ quan niệm cho rằng sự di chuyển của ánh sáng là sự di chuyển của các dòng lượng tử ánh sáng hay các hạt ánh sáng, khi các hạt ánh sáng này di chuyển, do chúng có khối lượng nên chúng sẽ chịu tác động của lực hấp dẫn của các ngôi sao, các hố đen có khối lượng lớn, đường đi của chúng vì vậy sẽ bị uốn cong.











0 nhận xét:

Đăng nhận xét