Robot chơi đàn organ của thầy giáo |
Tiếng đàn organ hòa cùng tiếng đàn ghita trong giai điệu bài hát Thành phố hoa phượng đỏ từng nhịp từng nhịp đi vào lòng người.
Tìm ra nguồn gốc bất ngờ của loài hươu “ma cà rồng”
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Nguy cơ về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 trên Trái đất
Sữa lừa là thần dược chống lão hóa?
Máy bay sẽ ra sao khi "đụng độ" bão tố trên trời?
Phát hiện luồng ánh sáng bí ẩn giữa các thiên hà
Con người bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ?
Ngỡ tiếng đàn của một nghệ sĩ nào đó, nhưng không, đó là tiếng đàn được chơi bởi một robot...
Bước lại gần phòng hội trường của Trường CÐ Viettronic (Hải Phòng), nhiều người bất ngờ bởi “nhạc công” chơi organ là một chú robot.
Các thầy cô trong trường gọi chú là “robot playing organ”. Ngày khai trường năm nay cũng chính là ngày chú robot này chào đời sau năm tháng miệt mài nghiên cứu của thầy trò Trường CÐ Viettronic.
Chú robot biết chơi đàn này được nảy sinh từ ý tưởng của thầy Ðào Quang Khanh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tự động hóa ARACAT.
Thầy Đào Quang Khanh (phải) bên chú robot đang được hoàn thiện chờ ngày chính thức ra mắt - (Ảnh: Thu Hiền)
Là một thầy giáo chuyên ngành tự động hóa nhưng thích chơi đàn organ, thích đắm mình trong những tiếng nhạc nên ý tưởng được hình thành vào một ngày với câu hỏi: “Sao không chế tạo ra một chú robot đánh đàn cho mình nghe nhỉ?”.
Sau năm tháng miệt mài bên những thiết bị, cuối cùng chú robot cũng được ra mắt với sự háo hức mong chờ của học sinh và giáo viên Trường CÐ Viettronic.
Thầy Khanh chia sẻ: “Chiếc đàn được áp dụng rất nhiều công nghệ như công nghệ vi xử lý điều khiển vị trí, điều khiển chuyển động cơ học, ghép nối máy tính. Ðể hoàn thiện được chú robot chơi đàn là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và tính toán kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật.
Lúc đầu chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng càng làm càng say mê. Bây giờ thấy chú robot chơi đàn, đó là một trải nghiệm tuyệt vời”.
Chú robot gồm các bộ phận: hai bàn tay được gá vào trên một hệ thống điều khiển vị trí dọc theo phím đàn, các ngón tay được làm bằng nhựa.
Thêm một chiếc đàn organ, bộ điều khiển kết nối và máy tính. Nếu được lập trình thì chú robot có thể đánh bất cứ bài hát nào, và có thể kết hợp với các nhạc công khác, các loại đàn khác như đàn ghita, kèn...
Ðược biết chú robot sẽ trở thành mô hình giảng dạy, sẽ cùng học sinh trong những bài học và nghiên cứu về công nghệ robot.
Còn bây giờ khi các ngón tay chú robot nhanh nhạy di chuyển nhịp nhàng trên những phím đàn, tiếng đàn organ ngân vang khắp phòng, “nghĩ đến ngày robot playing organ có thể trở thành nhạc công trong một số tiết mục văn nghệ của trường, đó là điều thật thú vị” - thầy Khanh nói.
Định luật Acsimet liệu có đúng?
Khai thác năng lượng sóng biển với "nhà nổi ống"
Những điều thú vị ít người biết về vàng
Tại sao dầu không thể hòa tan trong nước?
11 loại vũ khí bí mật do Nhật phát triển trong thế chiến thứ 2
tai-sao-cac-be-gai-thuong-thich-mau-hong
Theo Tuổi Trẻ |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét