Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả núi lửa cùng phun trào
Khi 1.500 núi lửa phun trào đồng loạt, tro bụi và các loại khí độc hại sẽ nhấn chìm Trái Đất trong bóng tối, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện lăng mộ vợ pharaoh Ai Cập cổ đại
Dung nham nóng chảy bắn ra từ miệng núi lửa. Ảnh: ShutterStock
Theo con số thống kê của các tổ chức nghiên cứu, hiện có khoảng 1.500 ngọn núi lửa đang hoạt động trên Trái Đất, chưa tính đến số lượng núi lửa ngầm dưới đại đương. Khoảng 10 - 20 núi lửa phun trào mỗi ngày trên Trái Đất, nhưng khả năng phun trào đồng loạt cùng một lúc là không thể.
Tuy nhiên, thử tưởng tượng nếu điều đó thực sự xảy ra, Trái Đất liệu có thể tồn tại hay không?
Parv Sethi, một nhà địa chất học thuộc Đại học Radford, bang Virginia, Mỹ, nhận định câu trả lời là không. Ngay cả khi chỉ các hệ thống núi lửa trên mặt đất cùng hoạt động, chuỗi phản ứng domino sẽ có tác động mạnh hơn gấp nhiều lần so với mùa đông hạt nhân. "Mọi thứ sẽ tồi tệ đến mức tôi không muốn sống trên một Trái Đất như thế nữa", Sethi nói.
Mùa đông hạt nhân là tác động khí hậu mang tính giả định, được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với Trái Đất sau một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Chìm trong bóng tối
Hai mối nguy hiểm lớn từ thảm họa núi lửa trên toàn thế giới là tro bụi và các loại khí. Các vụ nổ và tuôn trào dung nham là tác nhân hủy diệt đối với những người dân ở gần đó, nhưng số người tử vong vì biến đổi khí hậu sau đó sẽ còn khủng khiếp hơn.
Sethi dự đoán rằng khi tất cả núi lửa đồng loạt phun dung nham, một lớp khói bụi dày sẽ bao trùm Trái Đất và ngăn chặn các luồng ánh sáng Mặt Trời.
"Hành tinh của chúng ta sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn trong bóng tối. Không có ánh sáng, quá trình quang hợp không thể diễn ra, mùa màng bị phá hủy, trong khi nhiệt độ giảm mạnh", Sethi cho biết và nhấn mạnh rằng các lớp tro bụi này sẽ vẫn nằm trong bầu khí quyển suốt10 năm.
Trên thực tế, không phải mọi núi lửa đều tạo ra một lượng tro bụi lớn. Một số khác, như núi lửa ở Haiwaii, chỉ sinh ra dung nham. Tuy nhiên, trong danh sách của Viện Địa chất Mỹ, có không ít núi lửa lớn như Yellowstone có thể nhấn chìm toàn bộ nước Mỹ bằng một lớp tro bụi mỏng.
Tro bụi, khí gas giải phóng vào tầng bình lưu sẽ ngăn ánh sáng Mặt Trời và khiến nhiệt độ giảm đáng kể, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991, một trong hai vụ phun trào lớn nhất thế kỷ 20, từng "làm mát" nhiều khu vực trên thế giới trong hai năm.
Hoạt động núi lửa đồng thời giải phóng CO2, "bù đắp" lại quá trình làm mát trước đó từ các hạt trong tầng bình lưu và tro bụi. Tuy nhiên, tác động của 1.500 ngọn núi cùng một lúc có thể làm thay đổi thành phần trong bầu khí quyển và gây nhiễm độc không khí.
Các thành phần trong khí núi lửa có thể hình thành mưa axit và gây nhiều tác động nguy hiểm. Trong ảnh là vụ phun trào núi lửa Sarychev Peak ở Nga năm 2009. Ảnh: NASA
Những thứ có thể tồn tại
Các thành phần trong khí núi lửa có thể hình thành mưa axít khi chúng ngưng tụ cao trong khí quyển. Lúc này, mưa axit sẽ "quét sạch" mọi loại cây trồng còn sống sót sau tác động của lớp tro. Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và bề mặt đại dương.
Quá trình axít hóa đại dương sẽ giết chết các rạn san hô và những loài có lớp vỏ cứng, phá hủy chuỗi thức ăn dưới đại dương, đe dọa đến sự sống của cá và sinh vật biển khác. Trong lịch sử, những dòng dung nham khồng lồ từng dẫn đến sự tuyệt chủng cuối kỷ Permi (cách đây 252 triệu năm), kỷ Trias (kỷ Tam Điệp, cách đây 201 triệu năm) và kỷ Creta (kỷ Phấn trắng, 65 triệu năm trước).
Sethi dự đoán rằng extremophile, nhóm vi khuẩn chịu cực hạn, có thể sống sót trong thảm họa núi lửa phun đồng loạt.
Anh Hoàng (Theo Live Science)
Khi 1.500 núi lửa phun trào đồng loạt, tro bụi và các loại khí độc hại sẽ nhấn chìm Trái Đất trong bóng tối, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Phát hiện lăng mộ vợ pharaoh Ai Cập cổ đại
Dung nham nóng chảy bắn ra từ miệng núi lửa. Ảnh: ShutterStock
Theo con số thống kê của các tổ chức nghiên cứu, hiện có khoảng 1.500 ngọn núi lửa đang hoạt động trên Trái Đất, chưa tính đến số lượng núi lửa ngầm dưới đại đương. Khoảng 10 - 20 núi lửa phun trào mỗi ngày trên Trái Đất, nhưng khả năng phun trào đồng loạt cùng một lúc là không thể.
Tuy nhiên, thử tưởng tượng nếu điều đó thực sự xảy ra, Trái Đất liệu có thể tồn tại hay không?
Parv Sethi, một nhà địa chất học thuộc Đại học Radford, bang Virginia, Mỹ, nhận định câu trả lời là không. Ngay cả khi chỉ các hệ thống núi lửa trên mặt đất cùng hoạt động, chuỗi phản ứng domino sẽ có tác động mạnh hơn gấp nhiều lần so với mùa đông hạt nhân. "Mọi thứ sẽ tồi tệ đến mức tôi không muốn sống trên một Trái Đất như thế nữa", Sethi nói.
Mùa đông hạt nhân là tác động khí hậu mang tính giả định, được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với Trái Đất sau một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Chìm trong bóng tối
Hai mối nguy hiểm lớn từ thảm họa núi lửa trên toàn thế giới là tro bụi và các loại khí. Các vụ nổ và tuôn trào dung nham là tác nhân hủy diệt đối với những người dân ở gần đó, nhưng số người tử vong vì biến đổi khí hậu sau đó sẽ còn khủng khiếp hơn.
Sethi dự đoán rằng khi tất cả núi lửa đồng loạt phun dung nham, một lớp khói bụi dày sẽ bao trùm Trái Đất và ngăn chặn các luồng ánh sáng Mặt Trời.
"Hành tinh của chúng ta sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn trong bóng tối. Không có ánh sáng, quá trình quang hợp không thể diễn ra, mùa màng bị phá hủy, trong khi nhiệt độ giảm mạnh", Sethi cho biết và nhấn mạnh rằng các lớp tro bụi này sẽ vẫn nằm trong bầu khí quyển suốt10 năm.
Trên thực tế, không phải mọi núi lửa đều tạo ra một lượng tro bụi lớn. Một số khác, như núi lửa ở Haiwaii, chỉ sinh ra dung nham. Tuy nhiên, trong danh sách của Viện Địa chất Mỹ, có không ít núi lửa lớn như Yellowstone có thể nhấn chìm toàn bộ nước Mỹ bằng một lớp tro bụi mỏng.
Tro bụi, khí gas giải phóng vào tầng bình lưu sẽ ngăn ánh sáng Mặt Trời và khiến nhiệt độ giảm đáng kể, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991, một trong hai vụ phun trào lớn nhất thế kỷ 20, từng "làm mát" nhiều khu vực trên thế giới trong hai năm.
Hoạt động núi lửa đồng thời giải phóng CO2, "bù đắp" lại quá trình làm mát trước đó từ các hạt trong tầng bình lưu và tro bụi. Tuy nhiên, tác động của 1.500 ngọn núi cùng một lúc có thể làm thay đổi thành phần trong bầu khí quyển và gây nhiễm độc không khí.
Các thành phần trong khí núi lửa có thể hình thành mưa axit và gây nhiều tác động nguy hiểm. Trong ảnh là vụ phun trào núi lửa Sarychev Peak ở Nga năm 2009. Ảnh: NASA
Những thứ có thể tồn tại
Các thành phần trong khí núi lửa có thể hình thành mưa axít khi chúng ngưng tụ cao trong khí quyển. Lúc này, mưa axit sẽ "quét sạch" mọi loại cây trồng còn sống sót sau tác động của lớp tro. Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và bề mặt đại dương.
Quá trình axít hóa đại dương sẽ giết chết các rạn san hô và những loài có lớp vỏ cứng, phá hủy chuỗi thức ăn dưới đại dương, đe dọa đến sự sống của cá và sinh vật biển khác. Trong lịch sử, những dòng dung nham khồng lồ từng dẫn đến sự tuyệt chủng cuối kỷ Permi (cách đây 252 triệu năm), kỷ Trias (kỷ Tam Điệp, cách đây 201 triệu năm) và kỷ Creta (kỷ Phấn trắng, 65 triệu năm trước).
Sethi dự đoán rằng extremophile, nhóm vi khuẩn chịu cực hạn, có thể sống sót trong thảm họa núi lửa phun đồng loạt.
Anh Hoàng (Theo Live Science)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét