Quan sát sao chổi xanh mới được phát hiện
Các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đang háo hức ghi lại hình ảnh sao chổi Lovejoy, với phần đuôi phát sáng màu xanh lá cây, trong những ngày đầu năm mới 2015.
Phát hiện lăng mộ vợ pharaoh Ai Cập cổ đại
Hình ảnh sao chổi Lovejoy được chụp từ Singapore ngày 29/12/2014. Ảnh:Justinngphoto.com
Sao chổi Lovejoy có tên chính thức là C/2014Q2. Nó được đặt tên sau khám phá mới đây của Terry Lovejoy, sống ở bang Queensland, Australia.
Space cho hay, sao chổi tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần nhất (khoảng 70,2 triệu km) vào ngày 7/1. Trong điều kiện thời tiết cho phép, Lovejoy có thể được quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn, khi nó di chuyển qua phía bên trái chòm sao Eridanus.
Trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia thiên văn Justin Ng chụp ngày 19/12/2014, sao chổi phát ra ánh sáng màu xanh lá cây với phần đuôi như một dải dài và hẹp. Cyanogen và diatomic carbon khi gặp ánh sáng Mặt Trời có thể là yếu tố tạo ra màu sắc của Lovejoy.
Theo một số dự báo của các nhà khoa học, vào lúc sao chổi đạt độ sáng cao nhất trong tuần, nó thậm chí còn được nhìn thất bằng mắt thường trên bầu trời cực kỳ tối và xa ánh đèn thành phố. Sau đó, sao chổi Lovejoy sẽ chuyển động ra xa Mặt Trời cũng như Trái Đất và nhanh chóng mờ dần.
Lê Hùng
Các nhà thiên văn học trên khắp thế giới đang háo hức ghi lại hình ảnh sao chổi Lovejoy, với phần đuôi phát sáng màu xanh lá cây, trong những ngày đầu năm mới 2015.
Phát hiện lăng mộ vợ pharaoh Ai Cập cổ đại
Hình ảnh sao chổi Lovejoy được chụp từ Singapore ngày 29/12/2014. Ảnh:Justinngphoto.com
Sao chổi Lovejoy có tên chính thức là C/2014Q2. Nó được đặt tên sau khám phá mới đây của Terry Lovejoy, sống ở bang Queensland, Australia.
Space cho hay, sao chổi tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần nhất (khoảng 70,2 triệu km) vào ngày 7/1. Trong điều kiện thời tiết cho phép, Lovejoy có thể được quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn, khi nó di chuyển qua phía bên trái chòm sao Eridanus.
Trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia thiên văn Justin Ng chụp ngày 19/12/2014, sao chổi phát ra ánh sáng màu xanh lá cây với phần đuôi như một dải dài và hẹp. Cyanogen và diatomic carbon khi gặp ánh sáng Mặt Trời có thể là yếu tố tạo ra màu sắc của Lovejoy.
Theo một số dự báo của các nhà khoa học, vào lúc sao chổi đạt độ sáng cao nhất trong tuần, nó thậm chí còn được nhìn thất bằng mắt thường trên bầu trời cực kỳ tối và xa ánh đèn thành phố. Sau đó, sao chổi Lovejoy sẽ chuyển động ra xa Mặt Trời cũng như Trái Đất và nhanh chóng mờ dần.
Lê Hùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét