Công Ty TN MTV Trường Thịnh Chuyên : Thiết kế -Lắp đặt- Đấu thầu-mua bán thiết bị máy cơ điện-Xây dựng công trình Hệ thống Bơm thủy lợi tại Miền Bắc Trụ sở cty: 389 đường Nguyễn Hữu Cầu, P. Ngọc Châu,TP Hải Dương Số ĐT liên hệ : 0905682084

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Con người có thể "thông minh" hơn nhờ cấy ghép não bộ


 



Bộ binh Mỹ tăng sức mạnh với 'xương' trợ lực Exoskeleton Binh lính Nga sắp được trang bị bộ xương ngoài trợ lực Gặp động đất khi đi du lịch phải làm gì?

Bạn đã từng nghe nói đến DARPA - Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc, Hoa Kỳ chưa? Đây là nơi những ý tưởng khoa học, dù là điên rồ cho đến hoang đường nhất đang được nghiên cứu và thực hiện. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của đơn vị này được ra đời, phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trong số đó, những tay giả, chân giả do họ nghiên cứu và thực hiện đã đem lại cho những bệnh nhân cơ hội để tái hòa nhập cuộc sống với công đồng. Thế nhưng việc họ thực hiện một dự án có thể cải thiện và nâng cao chức năng của não bộ thì thật là không thể tưởng tượng nổi.



Trước tiên, chúng ta cần phải biết cấy ghép điện tử lên não bộ không hề đơn giản như việc cấy ghép các thiết bị điện tử cho các bộ phận khác của cơ thể. Là "trung tâm xử lí" của toàn cơ thể, chỉ một sai sót nhỏ ở não bộ cũng có thể gây liệt, thậm chí là biến chứng gây tử vong đối với người được cấy ghép. Tuy nhiên cái giá đem lại đủ xứng đáng để người ta thử nghiệm nó: tăng cường hiệu quả của 5 giác quan, tăng khả năng ghi nhớ, chú ý hay thậm chí là khai phá giác quan thứ 6 - thứ được đồn đại cho chúng ta khả năng thần giao cách cảm với người khác.

Thực sự thì việc can thiệp điện tử đến bộ não của con người không phải về việc mà giờ đây các nhà khoa học mới thực hiện. Bằng cách đặt các điện cực ghi nhận xử lí của não bộ, chúng ta đã có thể sử dụng suy nghĩ của mình để điều khiến các cánh tay giả, chân giả,... Sự khó khăn lớn nhất khi tạo ra các bộ phận giả không phải là tạo hình vật lí cho chúng, mà là giúp chúng có thể "liên kết" với não bộ như một bộ phận thực sự, mà điều đấy thì phải can thiệp vào não bộ chúng ta mới làm được.



Kết quả của quá trình nghiên cứu này khi được áp dụng lên chuột đã cải thiện một cách đáng kể trí nhớ của chúng, còn khi áp dụng lên khỉ, những con khỉ đã tăng IQ một cách đáng kinh ngạc. Sau những thử nghiệm lâm sàng đó với động vật, việc áp dụng công nghệ này lên người đã giúp những những người khiếm thị hoặc khiếm thính có khả năng nhìn lại hoặc nghe lại. Người ta đã làm điều đó bằng cách sử dụng các máy quét, các cảm biến để "tái tạo" các tín hiệu truyền từ môi trường vào não bộ. Thậm chí các nhà khoa học cho biết thành tựu của họ đã đủ để người ta soạn thảo một bức email gửi cho người khác chỉ bằng suy nghĩ.

Hãy nhìn sâu hơn một chút vào công nghệ để hiểu hơn vấn đề này. Bộ não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh (có thể ít hơn hoặc nhiều hơn đáng kể với một số người, bạn hiểu ý tôi đấy) và có khoảng 100 nghìn tỷ liên kết thần kinh hoặc khớp thần kinh tương ứng. Để hình dùng, con chip A8 đang được dùng trên những chiếc iPhone 6 đang chứa khoảng 2 tỷ bóng bán dẫn (tất nhiên, những bóng bán dẫn không thể làm được những thứ giống tế bào thần kinh, nhưng nó có thể dùng làm một phép so sánh để dễ hình dung). Sự vĩ đại của não bộ khiến cho bất cứ một nỗ lực nào để can thiệp vào nó đều vô cùng khó khăn. Do đó để kích thích hoặc tăng cường chức năng của não bộ vốn là việc rất, rất khó.

Nếu nhìn theo góc nhìn khoa học, bạn sẽ thấy việc này còn khó hơn nhiều. Bất kì bộ phận nào của cơ thể người cũng đều rất nhạy cảm, mà não bộ còn ở cấp độ cao hơn thế rất nhiều lần. Bất cứ can thiệp dao kéo nào lên não bộ đều có thể đem lại rủi ro khiến bệnh nhân phải trả giá bằng cả cuộc đời. Do đó thường thì chỉ có 2 trường hợp dám thực hiện các ca phẫu thuật não: có rất nhiều tiền để thực hiện các ca phẫu thuật với sự tham gia của các bác sĩ hàng đầu thế giới, hoặc căn bệnh đã quá hiểm nghèo, đủ để phải đánh một canh bạc liên quan đến cuộc sống. Khoa học của chúng ta đã phát triển rất nhanh, rất mạnh, nhưng so với não bộ thì đó vẫn còn là một thử thách to lớn (chúng tôi sẽ có một bài phân tích về chủ đề này vào tối nay).



Dù vậy, khó không có nghĩa là chúng ta không làm. Những liệu pháp chữa trị bằng cách can thiệp sâu vào não bộ cho thấy hiệu quả rõ rệt đối với các căn bệnh như trầm cảm hay Parkinson chẳng hạn. Chúng ta đã có đủ những nghiên cứu để biết nhiệm vụ của từng thành phần trong não bộ, và từ đó thực hiện các can thiệp để chữa trị tương ứng. Các cuộc thử nghiệm gắn chip lên não bộ để kích thích và tăng cường khả năng ghi nhớ, học tập đã và đang được nghiên cứu và thực hiện, và nó có thể là một sự đột phá giúp con người đạt đến các tầm cao mới trong nghiên cứu khoa học và phát triển xã hội.

Có một thứ đáng lưu ý ở đây, đó là việc liên kết với não bộ từ các thiết bị điện tử không phải là điều chúng ta nên xem thường. Khi mà các luồng thông tin trong não của bạn được kết nối với các thiết bị điện tử, nó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ bị "đọc hiểu" bất cứ lúc nào. Hãy tưởng tượng: mọi suy nghĩ, đánh giá mà bạn đang thực hiện trong đầu bị xem bởi một kẻ khác, và sẽ thật tệ hại nếu đó là vì mục đích xấu. Tôi không muốn tưởng tượng, nhưng rõ ràng một nguy cơ mất an toàn có là có thể nhìn thấy được nếu não bộ của con người được liên kết với máy móc hay thậm chí là cả mạng lưới. Đó có thể coi là rủi ro bậc nhất của công nghệ đang được nghiên cứu này.

Tuy vậy, ý tưởng về việc "cải thiện" não bộ cùng khả năng của nó quả thực đủ hấp dẫn để các nhà khoa học phải "mất ăn mất ngủ" vì nó. Các nhà nghiên cứu ở DARPA hiện đang nghiên cứu một loại nano cacbon mới, mỏng hơn tới 1000 lần so với điện cực hiện nay. Chúng sẽ được dùng để cấy vào các dòng máu luân chuyển trong não bộ, giúp lượng nơ-ron thần kinh hoạt động và liên kết được nhiều hơn, mà theo con số đưa ra là gia tăng gấp... 10.000 lần.

Vẫn còn nhiều rào cản đối với công trình nghiên cứu này, nổi bật trong số đó là các vấn đề an ninh và nhân quyền. Công nghệ cấy ghép có thể sẽ mất tới 10, 20 năm hay thậm chí là lâu hơn thế để hoàn thiện và được áp dụng thực tế. Nhưng liệu loài người đã sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới, khi mà những phép toán "vớ vẩn" trên lớp không còn có thể làm khó bạn, khi người ta có thể liếc mắt nhìn nhau và truyền cho nhau ngay lập tức thông điệp mà họ muốn nói. Nghe ra cũng không tệ đấy chứ?

Tham khảo: Techcrunch



Kết quả hình ảnh cho trung khung long Trung Quốc phát hiện hàng chục trứng khủng long 
Khám phá bí ẩn loài mực hút máu
Phát hiện biển nước mặn trên mặt trăng Mộc tinh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét