Công Ty TN MTV Trường Thịnh Chuyên : Thiết kế -Lắp đặt- Đấu thầu-mua bán thiết bị máy cơ điện-Xây dựng công trình Hệ thống Bơm thủy lợi tại Miền Bắc Trụ sở cty: 389 đường Nguyễn Hữu Cầu, P. Ngọc Châu,TP Hải Dương Số ĐT liên hệ : 0905682084

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Phát hiện đại dương khổng lồ ngay trong lòng sa mạc


 




 
 Học sinh lớp 8 chế tạo thiết bị biến nước biển thành nước ngọt Học sinh lớp 8 chế tạo thiết bị biến nước biển thành nước ngọt Học sinh lớp 8 chế tạo thiết bị biến nước biển thành nước ngọt
Cá mập khổng lồ Megalodon vẫn còn sống dưới biển sâu? Cá mập khổng lồ Megalodon vẫn còn sống dưới biển sâu? Cá mập khổng lồ Megalodon vẫn còn sống dưới biển sâu? 
Khai thác năng lượng sóng biển với "nhà nổi ống" Khai thác năng lượng sóng biển với "nhà nổi ống" Khai thác năng lượng sóng biển với "nhà nổi ống"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một đại dương ngầm khổng lồ phía dưới sa mạc này. Trữ lượng nước của nó thậm chí gấp 10 lần nước của 5 hồ trong quần thể Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ cộng lại.

Trong khi nghiên cứu lượng carbon dioxide trong không khí của sa mạc Taklamakan, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tình cờ thấy rằng một lượng lớn khí carbon dioxide biến mất xung quanh khu vực lưu vực Tarim của sa mạc. Họ đã rất ngạc nhiên về điều này và có một báo cáo trên tạp chí Geophysical Research Letters. Lời giải thích được đưa ra: có một đại dương khổng lồ đang nằm dưới sa mạc Taklamakan.



Ảnh vệ tinh chụp phía trên lưu vực Tarim của sa mạc Taklamakan


“Chưa có một ai dám tưởng tượng có một lượng nước lớn đến vậy dưới những lớp cát của sa mạc”, giáo sư Li Yan nói với tờ South China Morning. Ông là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ khoa Sinh thái và địa lý Tân Cương thuộc Viện Khoa học Trung Quốc. “Có thể chúng tôi phải thay đổi định nghĩa về sa mạc”, ông nói.



Một bể carbon thông thường chứa nhiều cây xanh tại Jamaica


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thăm dò gần 200 địa điểm khác nhau trên sa mạc Taklamakan để thu thập các mẫu nước ngầm sâu. Sau đó, họ tiến hành đo lượng carbon dioxide trong từng mẫu nước và phát hiện ra nồng độ của chúng cao bất thường. Các nhà nghiên cứu ước lượng rằng mặt đất ở đây mỗi năm phải hấp thụ tới hơn 220 tỷ kg khí carbon dioxide( khoảng 0,0005% lượng carbon dioxide của Trái Đất).

Các mẫu nước sâu được phân tích bằng cách so sánh lượng carbon dioxide với mẫu nước bề mặt. Bằng phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể ước tính lượng nước đã thấm xuống lưu vực Tarim trong cả ngàn năm. Lượng nước này có thể lớn gấp 10 lần nước của 5 hồ lớn trong quần thể Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ cộng lại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không gợi ý cho người dân địa phương đào và khai thác trữ lượng nước khổng lồ này. Lí do vì chúng sẽ rất mặn hơn nữa lại chứa một lượng lớn carbon dioxide được tích tụ suốt 2 thiên niên kỷ. Tốt nhất là cứ để nó ngủ yên ở sâu trong lòng đất.

Xử Nhi (Theo Business Insider)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét